Mới

Thảo Mộc & Dinh Dưỡng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Thảo dược điều trị đau nửa đầu

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Tất tần tật về Đậu

Tổng hợp các loại đậu 

Ðậu nẩy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn pha đậu với các loại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật.

Tổng hợp các loại đậu

Các loại hạt đậu hình thận giống đậu tây


Đậu tây thường – Đậu tây đỏ – Đậu đỏ dài – Red kidney bean.

Đậu tây đốm (sáng/đỏ) (dài) – (Long shape) (Light/red) speckled kidney bean.

Đậu tây trắng – White kidney bean – Cannellini bean – Fazolia bean – Lingot bean.

Appaloosa bean: nửa đen nửa trắng.

Bayo bean: nâu.

Soldier bean – Red eye bean: mắt đỏ.

Flageolet bean – Fayot bean: trắng, xanh lá nhạt

Á hậu đậu – Scarlet runner bean – Multiflora bean: khi trưởng thành có màu chuyển từ đen sang nâu đến tím.
Phaseolus coccineus
Illustration Phaseolus coccineus0.jpg

Tolosana bean – Spanish Tolosana bean – Prince bean: đốm nâu đỏ.
Trout bean – Jacob's cattle bean – Forellen bean: trắng đốm tím hồng.

 

Các loại hạt đậu gạo


Black Rice Bean: đậu gạo đen.

Green Rice Bean: đậu gạo xanh.


Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín


Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean.

Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean.

Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt.

Wax bean: đậu que trắng.

Đậu đũa – Yardlong bean bora – Long-podded cowpea – Asparagus bean – Pea bean – Snake bean – Chinese long bean – Thailand long bean – Long bean – Bodi – Boonchi.

Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.

Snow peas – Chinese peas: hạt đậu nhỏ và xếp thành hàng ở 1 bên của vỏ. Vỏ thì phẳng, rộng và mềm (dễ uốn cong). Được ăn cả quả.

Italian flat bean – Romano bean – Runner bean: quả Á hậu đậu chưa chín.
Dragon tongue bean: đậu lưỡi rồng hoặc quả đậu cúc chưa chín.
Edamame – Sweet bean – Vegetable soybean – Beer bean – Edible soybean: quả đậu nành Nhật chưa chín.

Các loại hạt đậu tròn


Đậu Hà Lan – Pea – Green pea – English pea: vỏ nhiều sáp và xơ, không thể ăn nên phải lột vỏ và ăn hạt.
Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.
Đậu gà – Chickpea.

Các loại hạt đậu bầu dục nhỏ

Đậu tương – Đỗ tương – Đậu nành – Soybean.

Đậu trắng – Đậu dải trắng rốn nâu – Cowpea – Black eyed bean – Black eyed pea.

Đậu xanh – Mung bean. (moong bean, green gram, lentil)


Đậu đỏ – Xích tiểu đậu – Mễ xích – Azuki bean – Asuki bean – Adzuki bean – Aduki bean: mắt mầm kéo dài dọc thân.

Đậu đen – Black bean – Turtle bean – Frijole negro.

Đậu ván – Hyacinth bean – Indian bean – Lablab bean – Bonavist bean – Calavance – Seim – Fuji mame: giống đậu nành, mắt mầm nổi và kéo dài dọc thân.

Đậu triều – Pigeon pea (Cajanus cajan) – Gandule bean – Tropical green pea – Kadios – Congo pea – Gungo pea – Gunga pea: giống hạt đậu nành màu xanh lá.


Edamame: đậu nành Nhật màu xanh.

Bolita bean: màu kem.

Calypso bean – Yin yang bean – Orca bean: màu đen trắng.

Chili bean – Pink bean – Habichuelas Rosadas (spanish): màu hồng nâu.

Eye of the goat bean – Goat's eye bean: đậu mắt dê, màu nâu vân gỗ.

Red ball bean – Frijol bola roja: đậu bóng đỏ.

Navy bean – Haricot bean – White pea bean – Pearl haricot – Pea bean – Haricot blanc bean – Small white bean – Fagioli – Yankee bean - Boston bean: đậu hải quân, trắng.

Marrow bean: lớn hơn, thơm hơn Navy bean.
Vallarta bean: màu vàng xanh lá.

Yellow Indian woman bean: màu nâu nhạt.

Các loại hạt đậu hình thận to vừa và hơi dẹp giống đậu Lima

Đậu ngự – Christmas lima bean – Chestnut lima bean – Madagascar bean: hạt hình elip hơi tròn, dẹp, đường viền liền không phải đốm.
Lima bean: màu xanh hoặc trắng.
Jackson wonder lima bean: màu nâu.
Dermason bean: màu trắng dẹp, hình thận như đậu tây.

Các loại hạt đậu hình bầu dục vừa, giống đậu cúc – Fasolia bean

Pinto bean: nâu nhạt đốm nâu.
Cranberry bean – Borlotti bean: hồng nhạt hoặc trắng đốm hồng.
Anasazi bean: đốm sữa.
Brown speckled cow bean: trắng đốm nâu đen.
Great Northern bean: màu trắng.
Maicoba bean – Mayocoba bean – Peruvian bean – Azufrado bean – Peruano bean – Canaria bean – Canario bean: màu kem hơi vàng.
Mortgage runner bean – Mortgage lifter bean: giống Great Northern bean nhưng tròn, ngắn hơn.
Rattlesnake bean: màu nâu nhạt hơn Pinto bean.
Tongues of fire bean: nâu nhạt hơn Pito bean đốm nâu.
Steuben yellow bean – Steuben yellow eye bean – Butterscotch calypso bean – Molasses face bean – Maine yellow eye: nửa trắng nửa nâu.
Swedish brown bean: màu nâu.
Tepary bean – Tapary bean – Moth dal: giống viên sỏi, màu từ nâu nhạt đến nâu đậm.


Các loại hạt đậu khác

Đậu lăng – Lentil: hạt tròn dẹp nhỏ.
Lupin bean – Lupini bean: giống hạt bắp, dẹp.
Đậu răng ngựa – Broad bean – Fava bean – Habas – Horse bean – Foul: hạt tròn dẹp lõm ở giữa mặt bên, màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt.
Sator bean: giống hạnh nhân xanh lá.
Snail bean: hình xoắn giống vỏ ốc.

 

Các món ăn từ đậu

Trên thị trường, có đậu tươi, đậu khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Mỗi thứ có một hương vị độc đáo, một hình dáng riêng biệt và cách nấu nướng cũng khác nhau.
Ðậu đỏ thường nấu chung với gạo, với thịt (styew), làm xà lách hoặc dùng trong món chili. Ðậu này cũng giống như đậu hình trái cật (kidney bean) là loại rất ngon để làm chilies, nấu súp, stew ninh với thịt.
Ðậu lima có màu trắng kem hoặc xanh nhạt, hạt nhỏ, hình trái thận. Ðậu này thường dùng để nấu súp, làm xà lách, làm món succotash hoặc hầm với thịt gà. Hầu hết đậu lima đều được đóng hộp, làm đông lạnh trước khi tung ra thị trường.
Ðậu Pinto màu cam, hình bầu dục dùng nhiều trong món Mexicain rice hoặc để hầm với các loại thịt.
Ðậu đen hạt nhỏ, đen bóng ta dùng để nấu chè đường, nấu súp hoặc ninh với thịt.
Ðậu Adzuki hạt nhỏ, mẫu đỏ bóng loáng dùng làm xà lách, nhồi gà vịt, nấu súp hoặc ninh với thịt.
Ðậu nành hạt nhỏ màu vàng hoặc hơi đen làm đậu hũ, tương và nhiều loại thực phẩm rất ngon khác.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Kỹ thuật trồng cây bầu

Bầu, tên khoa học Lagenaria siceraria, là một loài thực vật có hoa trong họ Bầu bí.Câyđược trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới.

cay_bau_2

Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn . Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng.

Công dụng của quả bầu

Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng , thủ công mỹ nghệ.

Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ, dài 50 - 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và ánh sáng mạnh. Bầu trồng được quanh năm nhưng mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa nên thích hợp gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch và thu hoặch vào tháng 4 ,5. Hạt bầu cần nhiệt độ cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.

Kỹ thuật trồng cây Bầu và các cây cùng chi ( Lagenaria  )

cay_bau_1

Chọn Giống

Ở Việt Nam có nhiều giống Bầu, nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng.

Tại Thảo Mộc Garden  bạn có thể chọn 1 số giống bầu khác như  Bầu Hồ Lô Mini , Bầu Con Vụ , Bầu Tổ Chim ( Birdhouse Gourd ) , CAVEMANS CLUB GOURD , Bầu Rắn ( SNAKE GOURD ) , Bầu Khổng Lồ ( Gourd Ornamental Bushel ) được nhập từ nước ngoài.( Xem thêm http://www.thaomocgarden.com/search/label/B%E1%BA%A7u )

Gieo Hạt

Trước khi gieo hạt lên liếp , đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m ,bón phân lót vào hốc. Mỗi hốc bón hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.

Ngâm hạt từ 10 - 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 - 5 ngày cho nẩy mầm.gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc cho đến khi cây có từ 2 lá thật mới đem trồng hoặc trồng  thẳng hạt vào hốc đã chuẩn bị ,mỗi lỗ từ 3 - 4 hạt.

Khoang Gốc, Làm Giàn

Khi bầu mọc dài được 1m, bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 - 2 đốt lại dặm đất để cho bầu ra rễ , tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này.

Trồng được ~2 tháng ( khi cây dài khoảng 2m ) cần  làm giàn để bầu leo.Giàn bầu có thể làm trên mặt ao hoặc trước sân nhà. Giàn cao khoảng 2m, làm thành một mặt bằng trên ngang. Mặt bằng rộng hay hẹp tùy số cây được trồng ở các hốc.

Chăm Sóc

Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 - 2 lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng), cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để cho cây ra hoa kết trái. Trong suốt thời gian canh tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc có thể được bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.

Bộ rễ bầu tuy phát triển nhiều, nhưng lại ăn nông, cho nên phải xới xáo nhiều lần để đất tơi xốp, thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ hoạt động, tăng cường thêm khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái.

Khi bầu ra hoa, tiến hành vun gốc cao và đắp đất cho bầu. Nếu gặp khô hạn hoặc gió lạnh có thể dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc rồi tưới một lượt nước thật đẫm để giữ cho gốc bầu được ẩm lâu.

Khi đã lấy được trái trên nhánh, nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

Thu hoạch và để giống

Trái bầu phát triển 10 - 12 ngày sau khi trổ hoa có thể thu hoạch để ăn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 - 3 ngày/lần; mỗi gốc trung bình cho từ 10 - 15 trái.Nếu muốn để làm giống thì chọn các quả ở gốc cây thuộc lứa thứ nhất hoặc lứa thứ hai. Lựa quả to, đẹp, đều, làm quang treo giữ quả trên giàn cho đến khi dây bầu héo, vỏ quả chuyển sang màu vàng. Dùng dao cắt cả cuống mang về phơi tiếp cho thật khô. Sau đó treo vào bếp hoặc chỗ khô ráo, đến mùa lấy hạt đem gieo

Sâu Bệnh

Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các côn trùng này xuất hiện.

Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô.

Tham khảo thêm : Cách trồng Bí ngồi , Cách trồng Bầu hồ lô thiên nga

Nông dân 

 

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Dưa chuột - Vị thuốc chữa nhiều bệnh

Dưa chuột

Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền Nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, Dưa chuột là món ăn mát và giải nhiệt, là nguyên liệu làm dưa bao tử ngâm giấm, là chất liệu để phụ nữ làm đẹp da mặt... và là thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng là quả và lá.

Theo Đông y dưa chuột vị ngọt, mát, hơi có độc; vào tỳ vị. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề. Cách dùng: ăn tươi, nấu xào hay ép lấy nước.

 
Copyright © 2014 Thảo Mộc & Dinh Dưỡng. Designed by vietpro | vietpro